Sẹo lõm có tự hết không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa sẹo lõm

Phân loại sẹo lõm

Sẹo lõm là một biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra do mụn trứng cá, mụn viêm, hay do một số nguyên nhân viêm da khác để lại. Thật không may, tình trạng sẹo lõm có thể tồn tại vĩnh viễn trên da nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Vậy, nắm được nguyên nhân hình thành sẹo lõm và có phương pháp phòng ngừa sẹo lõm chính là cách để ngăn ngừa sẹo lõm tốt nhất. Và trong trường hợp, sẹo lõm đã hình thành, thì đâu là cách để điều trị kịp thời và dứt điểm tình trạng sẹo lõm?

Sẹo lõm do da bị tổn thương nghiêm trọng
Sẹo lõm do da bị tổn thương nghiêm trọng

Sẹo lõm là gì?

Sẹo lõm là tình trạng một vùng da bị lõm với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, sâu hơn so với bề mặt da bình thường, được hình thành sau quá trình phục hồi của làn da bị mụn, đặc biệt là mụn trứng cá, mụn viêm, hay các tổn thương da do thủy đậu, tai nạn, phẫu thuật,…

Sau quá trình da bị tổn thương do mụn, viêm… lớp collagen và elastin bị đứt gãy và không thể tự phục hồi một cách hoàn chính, khiến da không thể hồi phục và đầy như trạng thái ban đầu mà thay vào đó là các vết lõm do thiếu mô.

Khi sẹo lõm mới hình thành, các mô da nhanh chóng tăng sinh collagen để bù đắp vào những vùng bị thiếu, từ đó vết lõm dần đầy lên và quay về trạng thái ban đầu.

Nhưng nếu sẹo lõm vẫn tồn tại trên da hơn một năm và không có dấu hiệu đầy lên thì rất có thể là cơ chế tăng sinh collagen bị thiếu hụt dẫn đến các vết lõm không thể tự đầy lên một cách tự nhiên, khiến làn da không được phẳng mịn, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. 

Sẹo lõm lâu năm khó  có khả năng điều trị bằng thuốc hay phương pháp dưỡng da tự nhiên, chúng có thể tồn tại vĩnh viễn trừ khi có sự can thiệp của các phương pháp điều trị y khoa.

Phân loại sẹo lõm

Sẹo lõm là hệ quả của việc tự chữa lành của da sau khi bị viêm và tổn thương nặng. Dựa vào kích thước cũng như hình dạng, sẹo lõm có thể được chia làm 3 loại:

Sẹo chân đáy nhọn

Sẹo chân đáy nhọn chiếm 60-70% trong số các loại sẹo lõm.

Sẹo chân đáy nhọn có hình dáng tương tự chữ V, có kích thước hẹp (<2mm) nhưng sâu (sâu nhất trong các loại sẹo lõm), xâm lấn đến phần hạ bì của da nên rất khó điều trị.

Sẹo chân đáy nhọn thường được hình thành do da bị tổn thương sau mụn trứng cá ồ ạt, mụn ẩn nằm sâu bên trong lỗ chân lông, mụn viêm nặng.

Sẹo lõm hình chân vuông

Sẹo lõm hình chân vuông chiếm 20-30% trong số các loại sẹo lõm

Sẹo lõm hình chân vuông có dạng đầu tròn, bầu dục hoặc hình chữ U, miệng sẹo rộng và sắc nét, được hình thành do tác động vật lý (đè, nặn mụn với lực mạnh) lên các vùng da vốn đang bị viêm nhiễm và tổn thương do mụn trứng cá

Sẹo lõm hình đáy tròn 

Sẹo lõm hình đáy tròn chiếm 15-25% trong số các loại sẹo lõm

Sẹo lõm hình đáy tròn có kích thước rộng đến vài mm nhưng không quá sâu, bao gồm các gợn sóng nhấp nhô tại khu vực da sau lành mụn, đặc biệt là khu vực 2 bên má, dưới quai hàm.

Phân loại sẹo lõm
Phân loại sẹo lõm

Nguyên nhân gây sẹo lõm

Mụn

Một đợt mụn trứng cá bùng phát chính là nguyên nhân để lại sẹo lõm. Khi mụn xuất hiện, nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, da rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm, đặc biệt nếu có tác động vật lý lên da như nặn mụn không đúng thời điểm, nặn mụn với lực mạnh, dụng cụ nặn mụn không được vệ sinh sạch sẽ,.. chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ để lại sẹo lõm.

Thủy đậu

Sẹo lõm để lại do thủy đậu là một trong những nguyên nhân gây đáng tiếc nhất. Khi các nốt thủy đậu bị vỡ ra, da bị tổn thương nghiêm trọng và để lại sẹo lõm với kích thước tương đối lớn từ 3-8mm.

Bỏng

Bỏng đến từ nhiều nguyên nhân như nước sôi, hơi nước nóng, bô xe,… nếu không có phương pháp chăm sóc và dưỡng da kịp thời thì rất dễ để lại sẹo và một khi sẹo lõm hình thành do bỏng sẽ có kích thước rất lớn và rất khó điều trị.

Phẫu thuật

Quá trình phẫu thuật cần tác động của dao kéo gây tổn thương lên mô da, nếu không có phương án chăm sóc cẩn thận và đúng cách sau phẫu thuật thì khả năng hình thành sẹo nói chung và sẹo lõm nói riêng là khó tránh khỏi.

Cách phòng ngừa sẹo lõm

Một khi sẹo lõm được hình thành, sẽ rất khó tự lành, và cũng rất khó để điều trị triệt để, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, sau khi biết được nguyên nhân gây ra sẹo lõm, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa sẹo lõm bằng những cách sau đây.

Phòng ngừa sẹo lõm
Phòng ngừa sẹo lõm

Ngăn ngừa và điều trị mụn đúng cách

Mụn chính là nguyên nhân phổ biến gây ra sẹo, trong đó có sẹo lõm. Vậy để ngăn ngừa sẹo lõm, cách tốt nhất là chúng ta phải kiểm soát được tình trạng mụn, tránh để mụn xuất hiện ồ ạt và viêm nhiễm bằng cách vệ sinh da đúng cách, bổ sung và giữ ẩm cho da với tần suất phù hợp.

Trong trường hợp mụn bùng phát, cần tuân thủ nguyên tắc chăm sóc da mụn nghiêm ngặt, lược bỏ các bước dưỡng da không cần thiết, làm sạch và dưỡng ẩm vừa đủ cho da. Bổ sung các loại kem dưỡng mụn phù hợp với làn da của mình, hạn chế sờ hay nặn mụn khi cồi mụn chưa chín dễ gây viêm và tổn thương da dẫn đến sẹo sau mụn bao gồm cả sẹo lõm.

Chăm sóc da do thủy đậu, phẫu thuật, hay sau tai nạn mà da có tổn thương

Khi bị thủy đậu, tổn thương da sau tai nạn, phẫu thuật, cần tuân thủ phương pháp điều trị và chăm sóc da theo khuyến cáo của Bác sĩ chuyên môn, tránh để vết thương lâu lành hay có những tổn thương viêm nhiễm để lại những biến chứng không may có thể xảy ra.

Chống nắng

Khi da bị tổn thương và bước vào giai đoạn phục hồi, cần che chắn kĩ lưỡng, tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời sẽ khiến tình trạng tổn thương da trở nên nghiêm trọng, dễ để lại thâm sẹo.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Người có làn da đang bị tổn thương sau tai nạn, phẫu thuật, kể cả da mụn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhằm hạn chế nguy cơ để lại sẹo và tăng cường khả năng tự tái tạo của làn da. Một số thực phẩm có thể ngăn ngừa nguy cơ sẹo lõm phải kể đến như:

Khoai lang: giàu vitamin A giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn và cải thiện tình trạng mụn trứng cá.

Quả mọng bao gồm dâu tây, dâu tằm, mâm xôi, việt quất,… chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường khả năng đề kháng và tự chữa lành của làn da, từ đó giảm nguy cơ để lại sẹo.

Súp lơ: Đây là một trong những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có khả năng chống oxy hóa rất tốt cho da, ngoài ra súp lơ còn chứa histidine – một loại axit amin góp phần ức chế khả năng hấp thụ tia UV – nguyên nhân khiến tình trạng sẹo trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít chất béo và calo rất tốt cho da phải kể đến như bí đỏ, cải xoăn, các loại đậu,… cũng cần được bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn để góp phần ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề sẹo trên da.

Điều trị sẹo lõm

Sẹo lõm tự đầy?

Nhiều người thắc mắc liệu sẹo lõm có tự đầy không, thì câu trả lời còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sẹo lõm. 

Nếu sẹo lõm vừa mới hình thành sau khi da vừa bước vào giai đoạn tự chữa lành, đặc biệt là sau mụn thì cũng đừng nên quá lo lắng vì lúc này, da vẫn đang trong quá trình tự tổng hợp các sợi collagen và elastin giúp làm đầy phần mô da bị thiếu hụt. Tuy nhiên, sau tối đa là 1 năm nếu các vết lõm không tự đầy thì rất có thể quá trình tổng hợp collagen và elastin bị mất cân bằng, không đủ để làm đầy vết sẹo lõm. Lúc này, muốn điều trị sẹo lõm thì cần phải có sự can thiệp của các phương pháp chuyên khoa.

Điều trị sẹo lõm bằng các phương pháp chuyên khoa

Thay da hóa học

Đây là phương pháp sử dụng hợp chất hóa học trực tiếp lên da, làm phá hủy vùng da tổn thương bên ngoài, kích thích tái tạo tế bào da mới, khôi phục làn da mịn màng.

Tiêm chất làm đầy mô mềm

Tiêm chất làm đầy mô mềm hay còn gọi lại tiêm filler, là phương pháp điều trị sẹo lõm được sử dụng nhiều tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu, với mục đích tái tạo bề mặt da, làm đầy sẹo lõm sâu nhờ khả năng tăng thể tích mô mềm và kích thích tổng hợp collagen.

Phương pháp tiêm filler điều trị sẹo lõm
Phương pháp tiêm filler điều trị sẹo lõm

Laser

Sử dụng tia laser với bước sóng phù hợp tác động lên da giúp phá vỡ và ức chế sự hình thành của hắc sắc tố melanin, từ đó làm mờ có đốm nâu, sạm nám, sẹo mụn. 

Laser là một phương pháp điều trị da được sử dụng phổ biến bởi tính đơn giản, an toàn, tuy nhiên lại không thực sự có hiệu quả đối với sẹo chân đáy nhọn.

Lăn kim

Lăn kim là phương pháp sử dụng đầu kim siêu vi điểm gây ra các tổn thương trực tiếp trên vùng da bị sẹo, các tổn thương này được gọi là tổn thương giả, có thể kiểm soát được. Chính các tổn thương này kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể với khả năng tự sản sinh collagen và elastin làm đầy phần mô đang bị thiếu hụt.

Phương pháp lăn kim điều trị sẹo lõm
Phương pháp lăn kim điều trị sẹo lõm

Bóc tách sẹo

Với phương pháp bóc tách sẹo, kỹ thuật viên chuyên da liễu sẽ sử dụng một dụng cụ phù hợp để xuyên qua bề mặt da và phá vỡ các sợi dây liên kết với chân sẹo. Đây là một trong những phương pháp an toàn, thời gian điều trị ngắn nhưng lại ít tốn kém, phù hợp với hầu hết các loại sẹo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.